CHỨNG NHẬN PHÙ HỢP QUY CHUẨN KỸ THUẬT
***//***
Chứng nhận hợp chuẩn quy chuẩn kỹ thuật.
Là
việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp
với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được
thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng
cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Đối tượng chứng nhận hợp quy
Là
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc
gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) quy định. Những đối tượng quy
định trong QCKT thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính
bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc
những đối tượng quy định này.
Để
thực hiện việc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật các doanh nghiệp phải trải
qua quá trình đánh giá sự phù hợp. Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối
tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong
lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý
quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và QCKT tương ứng.
Các phương thức chứng nhận hợp quy
- Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
- Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp
đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên
thị trường;
- Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp
đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi
sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
- Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh
giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản
xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
- Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh
giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản
xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
- Phương
thức 6: đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
- Phương
thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
- Phương
thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
Căn
cứ kết quả đánh giá sự phù hợp, đơn vị chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận phù
hợp tiêu chuẩn hoặc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho đối tượng đã được
đánh giá và quyền sử dụng dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của sản
phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp
chuẩn.
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ
thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP
ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số
Điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
- Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN
ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban
hành Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp
chuẩn, công bố hợp quy;
- Thông tư số 231/2009/TT-BTC
ngày 09 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp và
quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
v Việc công bố hợp quy được thực hiện như sau:
Bước 1:
Đánh giá sự phù hợp của đối tượng công bố với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
a)
Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định hoặc
do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy thực hiện;
b)
Trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy, tổ chức, cá nhân công bố hợp
quy phải thực hiện việc thử nghiệm tại phòng thử nghiệm được công nhận hoặc do
cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật chỉ định;
c)
Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
2. Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký sản xuất, kinh doanh.
TRUNGTÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
VIETCERT
Hotline: 0903520599-Ms
Hoàng Diễm
Email: vietcert.kinhdoanh64@gmail.com
Nhận xét
Đăng nhận xét