Vệ sinh an toàn thực phẩm
*******

Vệ sinh ATTP là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khoẻ, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người. “Đối với một số đối tượng, cá nhân, cơ sở sản xuất thực phẩm có lẽ không cần quan tâm câu trả lời nữa, mà họ chỉ quan tâm đến lợi nhuận kinh tế, doanh thu của họ”.
An toàn thực phẩm vấn đề đang trở nên quan trọng và nóng hơn bao giờ hết vì người dân, người tiêu dùng quyền được tiếp cận thực phẩm an toàn là quyền cơ bản của mỗi con người.
Thực phẩm kém chất lượng (thực phẩm không an toàn) có thể gây ngộ độc thực phẩm:
- Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tuổi thọ, chất lượng giống nòi của người tiêu dùng.
- Ảnh hưởng và gây thiệt hại lớn đến kinh tế của người tiêu dùng (gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe)
- Ảnh hưởng đến việc xúc tiến thương mại, thu hút tiềm năng du lịch.
- Ảnh hưởng đến uy tín hợp tác thương mại xuất khẩu nông-lâm-thủy sản (thực phẩm nói chung).
Nguyên nhân:
- Ý thức, trách nhiệm của một số người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm chưa cao gây nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm Bếp ăn tập thể.
- Các hóa chất không được phép sử dụng nhưng vẫn được người sản xuất, kinh doanh sử dụng trong chăn nuôi, bảo quản, chế biến thực phẩm như: formol, hàn the, vàng ô (auramine O), sabutamol, đường hóa học (cyclamate)
- Hóa chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm thì người trực tiếp sản xuất, chế biến lại dùng vượt mức cho phép gây ngộ độc.
- Chất độc gốc tự nhiên trong một số thủy sản: cá nóc, mực xanh…, trong một số nông sản như măng, sắn, độc tố sinh học biển gây tiêu chảy, gây mất trí nhớ, gây liệt cơ. Một số người sản xuất, chế biến thực phẩm vẫn không quan tâm yếu tố độc hại, tiếp tục thay đổi địa điểm kinh doanh để tránh sự giám sát của cơ quan thanh tra, kiểm tra ATTP.
Giải pháp:
- Tuyên truyền người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn thực phẩm antoàn theo 3 nội dung: nguồn gốc xuất xứ; thời hạn sử dụng; công bố ATTP.
- Tuyên truyền tổ chức, cơ sở sản xuất thực phẩm: tuân thủ quy định về ATTP trong sản xuất và lưu hành sản phẩm đúng theo tiêu chuẩn đã công bố đã được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy. Tuyệt đối không sử dụng hóa chất, phụ gia không rõ nguồn gốc, hoặc ngoài danh mục cho phép. Tuân thủ điều kiện cơ sở đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trước khi sản xuất thực phẩm và bảo quản thực phẩm sau khi lưu hành.
- Phối hợp thanh tra, kiểm tra định kỳ các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm và xử lý nghiêm đối với các cơ sở, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn, không đúng quy định pháp luật.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có thể giải quyết tốt và hiệu quả nếu có những biện pháp đồng bộ và sự chung tay của mọi người dân. Từ cơ quan quản lý, người sản xuất, người tiêu dùng, tất cả phải đồng lòng thực hiện với mục tiêu đảm bảo, giữ gìn sức khỏe cho chúng ta và cho thế hệ con cháu chúng ta.
Hotline: 0903543099-Ms Hoàng Diễm
Email: vietcert.kinhdoanh64@gmail.com


Địa chỉ trụ sở chính: 28 An Xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chứng nhận thực phẩm thực phẩm nhiễm vi sinh vật vẫn ở m���c cao.

Lòe cơ quan kiểm tra giấy ch��ng nhận hợp quy hết hạn.

Kiểm tra chứng nhận chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản tại VN.